Cải kale ( cải xoăn) là một loại rau có nhiều dưỡng chất, tuy nhiên nên ăn cải kale sống hay chín? Cải kale ăn sống có tốt không? Cùng 1Shopvn tìm hiểu ngay nhé.
Rau cải kale là một loại thực phẩm, vốn từng có xuất xứ từ Hy Lạp và La Mã, và rau cải xoăn đã trở thành một phần quan trọng trong ngành nông nghiệp và mang đen nguồn kinh tế ở nước Mỹ trong thời gian gần đây. Với màu xanh đặc trưng và hình dáng xoắn ốc độc đáo, rau cải xoăn đã thu hút sự chú ý của nhiều người từ các nhà hàng cao cấp đến các blogger ẩm thực trên toàn thế giới.
Cải kale còn gọi cải xoăn là một loại rau thuộc họ cải, cùng với bông cải xanh, bắp cải, rau xanh collard và mầm Brussels. Cải xoăn có lá màu xanh hoặc tím, có thể có dạng lá xoăn hoặc lá phẳng, tùy thuộc vào loại cải cụ thể.
Trong số các loại cải xoăn, loại phổ biến nhất là kale hoặc cải xoăn Scots, loại này thường có lá màu xanh đậm và hơi cứng. Cải xoăn thường được biết đến với hàm lượng dinh dưỡng cao, chứa nhiều vitamin, khoáng chất và các chất chống oxy hóa. Nhờ hàm lượng dinh dưỡng cao và lợi ích sức khỏe, cải xoăn đã trở thành một phần quan trọng của thực đơn ăn uống và chế độ dinh dưỡng của nhiều người.
Rau cải xoăn đã trở thành một nguyên liệu quan trọng trong nhiều món ăn như rau trộn, súp và thậm chí được chế biến thành các món ăn hấp dẫn. Đây là một loại rau cải phổ biến trong ẩm thực hiện đại, được sử dụng trong nhiều món ăn.
Cải kale là một loại rau cải có nhiều giống loại, nhưng nó đều có hương vị thơm ngon và giàu chất dinh dưỡng. Tùy vào loại cải kale cũng như sở thích của mỗi người mà bạn có thể nấu chín cải kale hoặc dùng để ăn sống. Về cơ bản, khi bạn ăn cải kale vừa phải, thì nó không gây ra các tác dụng phụ nào cho cơ thể.
Cải kale chứa glucosinolate - đây là dưỡng chất mà các loại rau họ cải đều có, thành phần này giúp thúc đẩy hoạt động trao đổi chất, ảnh hưởng tích cực đến hoạt động của tuyến giáp nhờ vậy nên trao đổi chất vận hành trơn tru.
Dù có nhiều lợi ích, nhưng nếu tiêu thụ cải kale với số lượng lớn trong thời gian dài, cũng như tuyến giáp của bạn có vấn đề, thì glucosinolate có thể tác động tiêu cực đến sức khỏe, đặc biệt khi ăn sống.
Tuy nhiên, thực phẩm nấu chín thường sẽ an toàn và dễ tiêu hóa hơn so với khi ăn sống. Đối với cải kale, bạn chỉ nên dùng nước ép cải kale, sinh tố cải kale hay chế biến thành món salad khoảng 2 lần/ tuần, không nên dùng nhiều hơn, khi lạm dụng quá mức nó có thể gây ra tình trạng các vấn đề về tiêu hóa như đầy hơi, khó tiều...
Bên cạnh đó, chất lượng rau cũng đóng vai trò quan trọng. Việc tiêu thụ cải kale có dư lượng thuốc trừ sâu có thể gây hại cho sức khỏe. Vì vậy, bạn nên ưu tiên lựa chọn cải kale hữu cơ, được trồng từ các nông trại sạch, có nguồn gốc rõ ràng. Hãy rửa sạch cải kale bằng nước và ngâm muối 10- 15 phút để loại bỏ tạp chất.
Tóm lại, cải kale nếu có kết cấu mềm, bạn hoàn toàn có thể ăn sống, trong khi đó, nếu cải kale dai và cứng hơn, thì bạn nên nấu chín để tiêu hóa dễ dàng hơn. Hãy ăn vừa phải, và chọn rau sạch, chất lượng.
Tuy cải kale mang lại nhiều tác dụng tích cực cho sức khỏe, tuy nhiên, một số người sau không nên dùng cải kale như:
Cải kale hàm lượng kali cao, trong khi đó, những người mắc bệnh thận thì quá trình đào thải kali dư thừa ra khỏi cơ thể vốn dĩ đã gặp nhiều khó khăn. Nếu lượng kali tích tụ quá mức, có thể gây ra nhiều tác động nghiêm trọng, thậm chí đe dọa đến tính mạng. Vì vậy, người bị các vấn đề về thận việc quan trọng là cần duy trì lượng kali phù hợp, việc ăn cải kale là không nên, hoặc nên được bác sĩ hướng dẫn cụ thể.
Vitamin C trong cải kale rất dồi dào, còn nhiều hơn so với cam. Mà khi có thai, nếu nạp quá nhiều vitamin C thì nó có thể ảnh hưởng xấu tới thai nhi, có thể làm tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh. Để đảm bảo an toàn cho mẹ và thai nhi, phụ nữ mang thai nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi muốn dùng cải kale.
Goitrogens là một chất có trong cải kale, nó có thể ảnh hưởng đến hiệu quả của thuốc điều trị tuyến giáp. Ngoài ra, thiocyanate trong loại rau này còn cản trở quá trình hấp thụ i-ốt của cơ thể, dẫn đến rối loạn chức năng tuyến giáp. Từ đó có thể gây ra các vấn đề khác như giảm năng lượng, tăng cân bất thường, nhịp tim không ổn định, cơ thể bạn sẽ nhạy cảm với lạnh hơn.
Thành phần goitrin trong rau họ cải theo một đánh giá cho biết, nếu mỗi ngày bạn đều tiêu thụ khoảng 1kg cải kale xoăn và ăn trong vài tháng, thì chức năng tuyến giáp có thể bị suy giảm đáng kể, ngay cả ở những người lớn có sức khỏe tốt. Vì vậy, những ai đang có vấn đề về tuyến giáp không nên tự ý ăn cải kale, mà nên hỏi bác sĩ trước khi dùng.
Trong khi kali quá nhiều thì không tốt cho người bị bệnh thận, thì vitamin K nạp quá nhiều cũng ảnh hưởng xấu tới những ai có tiền sử bị loãng máu và đột quỵ.
Nhờ có vitamin K cải kale có thể giúp ích cho quá trình đông máu. Do đó, những người dùng thuốc làm loãng máu hoặc từng bị đột quỵ thì không nên ăn cải kale.
Cải kale ( cải xoăn) có thể làm nhiều món ăn ngon, bổ dưỡng. Bạn có thể dùng cải kale để hấp, xào, nấu canh...
Món này rất ngon miệng, phù hợp để làm món ăn vặt.
Nguyên liệu:
Cách làm:
Salad cải xoăn phù hợp cho những ai muốn giảm cân.
Nguyên liệu:
Cách làm:
Cách chế biến món cải xào tỏi vừa đơn giản và tiện lợi nhất.
Nguyên liệu:
Cách làm:
Sốt pesto cải xoăn giúp tăng hương vị cho các món mì, pizza,... giúp bữa ăn thêm phần thú vị.
Nguyên liệu:
Cách làm:
Cải kale hấp sẽ tốt hơn luộc, vì hấp sẽ giữ trọn vẹn dưỡng chất.
Nguyên liệu:
Cách làm:
Bột cải kale có tính tiện dụng, phù hợp cho những ai ít ăn rau, chỉ cần cho bột cải kale vào pha cùng nước, hay nước ép, sinh tố...là bạn đã có một ly nước thơm ngon và hấp dẫn. Tùy vào nhu cầu, tình trạng sức khỏe mà bạn có thể điều chỉnh liều lượng cho phù hợp, 45g cải xoăn tươi tương đương 3g bột cải kale. Dưới đây là một số cách dùng bột cải kale:
Để hồ sơ của bạn được xác thực, bạn phải đáp ứng đủ những bước sau đây: