Gạo lứt là một loại gạo thường được những người muốn giảm cân rất ưu chuộng. Vậy bạn đã biết gạo lứt có mấy loại chưa? Cùng 1shop.vn tìm hiểu ngay nhé.
Gạo lứt là loại gạo sau quy trình chế biến vẫn giữ lại lớp cám ở bên ngoài, tuy nó vẫn là một loại gạo trắng nhưng nhờ vậy nên nó chứa nhiều dưỡng chất hơn. Do vậy, gạo lứt được ưa chuộng hơn gạo trắng vì nó lành mạnh hơn.
Gạo lứt có nhiều lợi ích cho sức khỏe như giảm tỷ lệ bị tiểu đường, giảm cholesterol, nâng cao miễn dịch,... Gạo lứt cũng có nhiều loại khác nhau, như
Những loại gạo lứt này tùy vào nhu cầu, sở thích và tình trạng sức khỏe mà bạn có thể sử dụng chúng, giúp bữa ăn của bạn thêm ngon miệng.
Gạo lứt có thể được phân loại theo nhiều tiêu chí khác nhau, dưới đây là hai cách phân loại chính:
Khi phân theo chất gạo, thì gạo lứt được chia thành hai loại, bao gồm: Gạo lứt tẻ và gạo lứt nếp, cụ thể như sau:
Gạo lứt nếp là loại gạo có xuất xứ từ cac loại gạo nếp như nếp hương, nếp cái hoa vàng, nếp than,... Loại gạo này khi nấu chín rất dẻo và có thể được sử dụng để nấu xôi, chè... Ngoài ra, gạo lứt nếp còn có thể dùng làm nguyên liệu để nấu rượu nếp.
Gạo lứt tẻ cũng không khác các loại gạo nấu cơm thường dùng để nấu cơm, nhưng điểm khác biệt là nó vẫn giữ nguyên lớp cám màu ngà bên ngoài.
Khi chế biến gạo lứt tẻ, bạn cần ngâm gạo với nước trước, sau đó mới mang đi nấu như cơm bình thường, ngâm gạo như vậy nhằm rút ngắn thời gian nấu cũng như giúp cơm mềm ngon hơn và dễ tiêu hóa hơn. Tỷ lệ nước và gạo khi nấu là 2:1, và bạn nên chọn chế độ nấu gạo lứt. Gạo lứt tẻ còn được chia ra nhiều dạng khác nhau: Gạo lứt tẻ hạt ngắn, gạo lứt tẻ hạt vừa và gạo lứt tẻ hạt dài. Cụ thể:
Gạo lứt hiện nay có ba màu chủ yếu: Màu trắng ngà, màu đỏ và màu đen. Mà lớp vỏ cám bên ngoài bên ngoài của hạt gạo quyết định nó có màu sắc gì. Dưới đây là 3 loại gạo lứt:
Gạo lứt đỏ là gạo có màu đỏ nâu, cơm dẻo. Loại gạo này rất giàu vitamin B1, A, chất xơ và lipid,... rất phù hợp cho người già, người ăn chay và người bị tiểu đường...
Gạo lứt đỏ thường bị nhầm lẫn là gạo huyết rồng, tuy nhiên nó là hai loại gạo khác nhau. Khi mua bạn cần lưu ý vì chỉ số đường huyết của chúng khác nhau, gạo lứt đỏ có chỉ số đường huyết trung bình, trong khi gạo huyết rồng lại cao nên loại gạo này người tiểu đường không nên sử dụng.
Gạo lứt đen là có màu đen hay còn được gọi là gạo cẩm, là loại gạo còn nguyên cám chứa nhiều chất dinh dưỡng như chất xơ, nhiều chất chống oxy hóa lại ít đường. Nó được phát hiện từ 10 000 năm trước, ngày xưa thời phong kiến gạo lứt đen được giới thượng lưu, hoàng tộc và quý tộc yêu thích.
Gạo lứt đen có nhiều công dụng với sức khỏe như tốt cho tiêu hóa, tim mạch, hỗ trợ giảm cân... Bạn có thể nấu nhiều món ăn ngon với gạo lứt đen như cơm gạo lứt trộn, trà gạo lứt, cơm chiên gạo lứt… ngoài ra có thể kết hợp cùng nhiều thực phẩm khác để tạo ra các món ăn ngon vừa đầy đủ dưỡng chất.
Gạo lứt trắng là loại gạo phổ biến nhất, phù hợp cho mọi đối tượng, do đó giống gạo này cũng được canh tác nhiều nhất. Nó chứa nhiều dinh dưỡng và có lợi cho sức khỏe.
Với sự đa dạng của các loại gạo lứt, gia đình nên cân nhắc đưa chúng vào thực đơn hàng ngày tùy vào nhu cầu, sở thích, tình trạng sức khỏe của mình để cải thiện sức khỏe một cách tốt nhất.
Gạo lứt là gạo trắng nhưng vẫn giữ nguyên lớp cám bên ngoài. Chính lớp cám này mang lại nhiều giá trị dinh dưỡng và lợi ích sức khỏe cho người dùng. Khi sử dụng đúng cách, đúng liều lượng, gạo lứt mang đến nhiều công dụng như:
Gạo lứt là một loại gạo có lợi cho người bị tiểu đường, lý do là gạo lứt có chỉ số đường huyết thấp hơn nhiều so với gạo thông thường. Bên cạnh đó, gạo lút lại là nguồn dinh dưỡng tuyệt vời, chứa nhiều vitamin, khoáng chất và đặc biệt là chất xơ. Nhờ vậy mà gạo lứt giúp kiểm soát đường huyết, nên loại gạo này cũng được những người tiểu đường và béo phì tin dùng.
Gạo lứt có khả năng tăng cường quá trình hấp thu canxi từ thực phẩm hiệu quả hơn, qua đó giúp bạn giảm nguy cơ bị loãng xương. Gạo lứt cũng là thực phẩm có hàm lượng cao các khoáng chất như canxi, mangan và magie,... đây đều là những thành phần quan trọng giúp phát triển và bảo vệ xương, giúp phòng tránh các bệnh lý liên quan đến xương khớp.
Với lượng chất xơ ấn tượng, gạo lứt cao gấp ba lần so với gạo trắng, do đó khi ăn gạo lứt nó cũng góp phần giảm nguy cơ mắc các vấn đề liên quan đến tim mạch và đường hô hấp. Chất xơ trong gạo lứt giúp giảm cholesterol và mỡ trong máu. Đồng thời, gạo lứt còn giúp ngăn ngừa tình trạng đông máu và hạn chế tắc nghẽn mạch. Nhờ vậy, nó giữ cho nhịp tim ổn định và làm giảm nguy cơ đột quỵ một cách tự nhiên.
Gạo lứt thường có độ cứng và hương vị nó có vẻ không được hấp dẫn như gạo thông thường, do đó khi ăn bạn sẽ ăn ít hơn, điều này giúp kiểm soát khẩu phần ăn hiệu quả hơn, giúp bạn nạp calo vào vừa đủ.
Chất xơ trong gạo lứt cũng giúp bạn duy trì cảm giác no lâu hơn, từ đó giảm cảm giác thèm ăn, giảm lượng calo nạp vào, từ đó giúp bạn giảm cân hiệu quả. Đó cũng là lý do gạo lứt thường xuất hiện trong chế độ giảm cân, tuy nhiên để giảm cân thành công bạn nên kết hợp với tập thể thao, nghỉ ngơi hơp lý và chế độ ăn uống khoa học.
Gạo lứt có tác dụng tích cực trong việc cải thiện hoạt động tiêu hóa và ngăn ngừa tình trạng táo bón, giúp đường ruột hoạt động trơn tru và hiệu quả. Nếu bạn bị đau dạ dày, gạo lứt còn giúp hỗ trợ hệ tiêu hóa, cũng như giảm axit trong dạ dày tác động xấu.
Nhìn chung, việc đưa gạo lứt vào khẩu phần ăn hàng ngày không chỉ mang lại sự đa dạng cho bữa ăn mà còn góp phần nâng cao sức khỏe tổng thể. Tuy nhiên bạn nên ăn vừa phải và đúng cách.
Mặc dù gạo lứt có nhiều lợi ích cho sức khỏe, tuy nhiên không phải ai cũng có thể sử dụng nó. Một số người không nên sử dụng gạo lứt:
Ngoài ra, các chuyên gia khuyến cáo không nên thay thế hoàn toàn gạo trắng bằng gạo lứt. Bạn nên ăn uống cần bằng, và kết hợp gạo lứt, không nên chỉ ăn một mình gạo lứt nhé!
Để hồ sơ của bạn được xác thực, bạn phải đáp ứng đủ những bước sau đây: