Mít tuy có nhiều dưỡng chất và có lợi cho sức khỏe, nhưng nếu bạn ăn nó quá nhiều có thể gây ra những tác động tiêu cực cho sức khỏe.
Mít là một loại trái cây thơm ngon và giàu dưỡng chất, trong 165g mít tươi gồm có:
*RDA: Nhu cầu khuyến nghị hàng ngày.
Để mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe bạn chỉ nên ăn một lượng mít vừa phải, nếu bạn lạm dụng ăn quá nhiều mít có thể gây ra những tác hại cho sức khỏe như:
Những đôi uyên ương đang lên kế hoạch sinh con, có con nên hạn chế ăn mít. Tiêu thụ nhiều mít có thể làm giảm ham muốn tình dục, ảnh hưởng đến quá trình thụ thai và sinh con.
Hàm lượng đường cao trong mít, bao gồm fructose và glucose, dễ dàng hấp thụ vào máu và khi ăn nhiều mít có thể làm tăng lượng đường trong máu đột ngột. Ăn nhiều mít trong thời gian dài có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Đặc biệt, phụ nữ mang thai nếu tiêu thụ quá nhiều mít trong giai đoạn này có thể tăng tỷ lệ bị tiểu đường thai kỳ.
Mít có hàm lượng chất xơ cao, ăn nhiều mít có thể làm rối loạn tiêu hóa. Bên cạnh đó, nếu bạn tiêu thụ mít quá nhiều thì dạ dày chưa thể tiêu hóa hết. Đường trong mít có thể gây ra các vấn đề về tiêu hóa như đầy bụng và khó tiêu.
Mít là loại trái cây có hàm lượng calo và đường cao. Ăn nhiều mít dễ dẫn đến tăng cân và béo phì, đặc biệt nếu không điều chỉnh lượng calo trong ngày và không tăng cường vận động để tiêu hao năng lượng. Duy trì thói quen ăn nhiều mít mà không kiểm soát calo sẽ làm tăng nguy cơ béo phì.
Dù không có cơ sở khoa học cho rằng mít gây nóng trong người, cũng không phải ăn mít gây ra mụn nhọt hay nóng trong như mọi người lầm tưởng, nhưng mít có nhiều đường, nên ăn nhiều mít sẽ khiến bạn nạp nhiều đường vào cơ thể. Đường lại chính là nguồn thực phẩm tuyệt vời của vi khuẩn gây mụn nhọt, chốc lở. Nên những ai đang gặp vấn đề như mụn, chốc lở thì không nên ăn mít, vì nó có thể làm tình trạng này trở nên nặng hơn.
Bệnh nhân suy thận mãn tính nên tránh ăn nhiều mít do mít chứa nhiều kali. Lượng kali cao có thể dẫn đến tình trạng ứ đọng, nếu nghiêm trọng có thể gây ngừng tim. Do đó, có vấn đề về thận bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi ăn mít để đảm bảo an toàn.
Nhiều nghiên cứu khoa học cho thấy ăn nhiều mít có thể tăng nguy cơ đông máu ở người bị rối loạn đông máu, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Do đó, ếu bạn đang dùng các loại thuốc chữa đông máu, hay đang điều trị bệnh nên tránh ăn mít, cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi ăn, như vậy sẽ đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
Hãy kiểm soát lượng mít bạn tiêu thụ để tận hưởng những lợi ích mà không gặp phải những vấn đề sức khỏe không mong muốn.
Mít là loại trái cây ngon, hấp dẫn nhưng chứa nhiều calo và đường, do đó, việc ăn mít cần có sự kiểm soát chặt chẽ.
Nhưng bạn không nên ăn mít mỗi ngày, hãy ăn với tần suất vừa phải từ 1-2 lần mỗi tuần.
Một người lớn trung bình cần khoảng 2 000 calo/ ngày, tùy vào mong muốn mà bạn điều chỉnh tăng hoặc giảm cân. Bạn có thể ăn mít theo nhu cầu của mình như:
Hãy kiểm soát lượng mít ăn hàng ngày để đảm bảo sức khỏe và duy trì cân nặng lý tưởng của bạn.
Ngoài việc hạn chế ăn quá nhiều mít, dưới đây là một số lưu ý khác khi tiêu thụ trái cây này:
Mít chín tự nhiên thường có hương vị ngon và giàu dinh dưỡng hơn. Hãy chọn mít chín đúng mùa để tận hưởng hương vị tốt nhất cũng như đảm bảo an toàn cho sức khỏe khi sử dụng. Tránh các loại mít ngâm hóa chất, mít có dấu hiệu hư hỏng.
Khi đói bạn không nên ăn mít, thay vào đó nên ăn sau bữa ăn chính khoảng 1-2 tiếng, bên cạnh đó cũng không nên ăn mít vào buổi chiều tối, trước khi đi ngủ để tránh ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, khó ngủ và tăng cân.
Để cân đối chế độ ăn uống, hãy kết hợp mít với các loại thực phẩm khác để đảm bảo bạn nhận đủ chất dinh dưỡng.
Nếu bạn có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào (như tiểu đường, suy thận, gan nhiễm mỡ, sức khỏe yếu...), hãy thảo luận với bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng về việc tiêu thụ mít.
Nếu bạn bị mụn nhọt, rối loạn tiêu hóa... thì không nên ăn mít.
Để hồ sơ của bạn được xác thực, bạn phải đáp ứng đủ những bước sau đây: