Mật ong đóng đường là hiện tượng trong chai mật ong xuất hiện kết tinh, hay đóng đường, nếu đường glucose trong mật ong càng cao thì khả năng kết tinh càng lớn.
Mật ong bị đóng đường là hiện tượng thường thấy khi bảo quản hay lưu trữ mật ong. Thực phẩm này có hàm lượng đường cao, bao gồm 31% glucose và 38,5% fructose.
Khi mật ong được để ở có nhiệt độ thấp, khoảng dưới 20 độ C, lúc này nước và đường trong mật ong sẽ bị bão hòa, hình thành hiện tượng kết tinh, thường gọi là đóng đường. Nếu mật ong chứa càng nhiều glucose thì độ kết tinh càng lớn. Bên cạnh đó, mật ong nguyên chất vẫn có thể bị đóng đường.
Vậy nên, mật ong bị đóng đường là hiện tượng tự nhiên, nên khi mật ong của bạn gặp điều này thì không hẳn là nó bị hư hoặc làm giả.
Có nhiều lý do khiến cho mật ong bị đóng đường hay kết tinh. Dưới đây là một số nguyên nhân gây ra hiện tượng này sẽ giúp bạn dễ dàng hiểu được tại sao mật ong lại đóng đường:
Mức độ kết tinh của mật ong cũng phụ thuộc vào loại hoa mà ong hút mật. Mật từ một số loài hoa như hoa nhãn hay cà phê thì hiện tượng kết tinh rất chậm. Trong khi đó, mật từ các loài hoa như cúc quỳ, hoa keo... lại dễ bị kết tinh hơn.
Mật ong kết tinh nhanh khi mật ong chứa hàm lượng đường glucose/fructose cao. Nên khi bạn mua mật ong, nếu loại đó có nhiều loại đường này thì nguy cơ đóng đường khá cao. Mà vấn đề này còn tùy vào loại hoa, thực vật mà những chú ong hút mật.
Nhiệt độ là một trong những yếu tố có thể làm cho mật ong đóng đường, cụ thể như sau:
Mật ong có lượng nước càng cao thì nó sẽ không dễ bị kết tinh hoặc lâu mới có hiện tượng này. Ngược lại, nếu mật ong đặc thì nó cũng có thể nhanh kết tinh hơn, do nó có lượng nước thấp. Vậy nên, hàm lượng nước trong mật ong càng thấp, tốc độ kết tinh càng nhanh.
Mật ong thô ( mật ong nguyên chất) là loại mật ong thường còn sót phấn hoa hay các hạt... và chúng cũng là nguyên nhân khiến mật ong bị đóng đường. Trong các quy trình sản xuất công nghiệp mật ong thường sẽ được lọc bỏ và xử lý, sau đó mới mang đi đóng chai, nên những loại này hầu như không bị kết tinh.
Mật ong kết tinh ( đóng đường) là do lượng nước và bão hòa đường tự nhiên trong thực phẩm này, và đây là phản ứng vật lý và hóa học đơn giản không gây biến đổi các chất của mật ong.
Mật ong nguyên chất do chưa trải qua quá trình xử lý công nghiệp, dễ bị kết tinh hơn lý do là bởi nó có nhiều đường tự nhiên, mà các chất này lại dễ bị môi trường tác động nên dễ khiến mật ong bị đóng đường.
Thậm chi mật ong kết tinh còn là yếu tố để phân biệt mật ong thật và giả.
Nhiều gian thương lợi dụng yếu tố đóng đường để phân biệt mật ong thật và giả, nên một số người đã cố tình khiến cho mật ong giả đóng đường. Nhưng mật ong thật và và mật ong giả khi bị đóng đường sẽ có những cách phân biệt như:
Nhớ kiểm tra kỹ những dấu hiệu này để đảm bảo bạn mua được mật ong chất lượng.
Các loại mật ong rừng đều có thể bị đóng đường, nhất là khi thời gian thu hoạch nằm vào tháng 3- tháng 5. Mật ong khia thác trong thời gian này nếu gặp thêm điều kiện thời tiết lạnh thì nó dễ bị đóng đường hơn.
Những loại mật ong không kết tinh thường có nhiều đường fructose, nhờ thế mà nó có vị ngọt đậm hơn. Các loại mật ong đã qua xử lý cũng không bị đóng đường.
Dưới đây là một số loại mật ong dễ và khó kết tinh:
Để xử lý mật ong đóng đường bạn có thể làm theo cách sau:
Khi bạn đã xử lý mật ong rồi thì chỉ cần bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát, không để ánh nắng mặt trời chiếu vào mật ong, không cho mật ong vào tủ lạnh hay ở nơi có nhiệt độ cao. Đặc biệt, nếu bạn đã khiến cho mật ong đóng đường tan ra, thì bạn cần dùng sớm, không được xử lý nó nhiều lần vì điều này sẽ giảm hương vị và chất lượng của mật ong.
Do đó, nếu mật ong bị đóng đường, bạn chỉ nên rã đường này đủ số lượng bạn cần dùng nhé.
Để hồ sơ của bạn được xác thực, bạn phải đáp ứng đủ những bước sau đây: