Sâm Ngọc Linh và sâm Lai Châu là hai loại sâm của người Việt Nam, tuy nhiên để phân biệt hai loại sâm này vẫn là điều khó khăn đối với nhiều người. Bài viết này 1Shop.vn sẽ hướng dẫn bạn cách phân biệt sâm Ngọc Linh và sâm Lai Châu.
Nhằm hạn chế sự nhầm lẫn cho người tiêu dùng và tránh tình trạng giả mạo hai loại sâm này, thì các nhà khoa học Việt Nam gần đây đã tiến hành giải trình tự gene để so sánh sâm Ngọc Linh và sâm Lai Châu.
Cả sâm Ngọc Linh (Panax vietnamensis var. vietnamensis) và sâm Lai Châu (Panax vietnamensis var. fuscidiscus) đều là những loại sâm thuộc sâm Việt Nam (Panax vietnamensis, Araliaceae), đặc biệt nó còn sở hữu hình dạng và thành phần hóa học tương tự nhau, khiến việc phân biệt bằng mắt thường trở nên khó khăn.
Để giải quyết vấn đề này, các nhà khoa học từ bảo tàng thiên nhiên Việt Nam, kết hợp cùng Viện hàn lâm khoa học và công nghệ VN, cùng ĐH Tôn Đức Thắng đã tiến hành nghiên cứu dựa trên 42 mẫu sâm Lai Châu và 12 mẫu sâm Ngọc Linh. Theo đó, họ đã dùng cách phân tích bộ chất chuyển hóa không định hướng để có thể nhận biết sâm Lai Châu và sâm Ngọc Linh. Đồng thời, mẫu chính cho hai loại sâm này cũng giải trình tự gene ITS-rDNA để xác định chính xác nguồn gốc từng loại sâm.
Theo phó giáo sư - tiến sĩ Phan Kế Long, đề tài được triển khai từ tháng 11/2022 và đến tháng 6/2023 đã hoàn thành và đã cho ra kết quả, cung cấp phương pháp đánh giá chất lượng của hai loại sâm này trên thị trường, góp phần ngăn chặn nhầm lẫn và hàng giả mạo.
Nhóm nghiên cứu đã phân tích dữ liệu chất chuyển hóa cho biết 13 saponin đặc trưng. Mà phân tích cho thấy sâm Ngọc Linh chứa 7 saponin đặc trưng như:
Trong khi đó, sâm Lai Châu sở hữu 6 saponin đặc trưng:
PGS. TS Long nhấn mạnh rằng, việc xác định các hoạt chất đặc trưng của từng loại sâm không chỉ hỗ trợ nhận biết chính xác sâm tươi và sâm đã qua quá trình chế biến, mà qua đó giúp người mua phân biệt đúng và sử dụng sản phẩm tối đa giá trị của nó. Hiện nhóm nghiên cứu đang tiếp tục phát triển công nghệ nhận diện nhanh chóng hơn thay vì phải phân tích trong phòng thí nghiệm.
Về nguồn gốc, sâm Ngọc Linh được phát hiện chủ yếu ở núi Ngọc Linh thuộc Kon Tum và Quảng Nam, với 52 hợp chất saponin có khả năng chống oxy hóa, giảm cholesterol....
Còn sâm Lai Châu, còn được biết đến với tên gọi tam thất đen hoặc tam thất đỏ, tập trung nhiều ở như Mường Tè và Sìn Hồ, Lai Châu. Hiện nay, cả hai loại sâm Ngọc Linh và sâm Lai Châu đều đã được nhân giống tại Lâm Đồng để mở rộng sản xuất.
Theo TS.BS Trương Thị Ngọc Lan, Phó viện trưởng viện y dược học dân tộc TP.HCM, cho rằng sâm Ngọc Linh, giống như các loại sâm khác, loại sâm này có thành phần hóa học nổi bật là saponin, đây cũng coi như là thành phần chính trong sâm.
Loại sâm này vượt trội hơn là nhờ nó sỡ hữu hàm lượng saponin dồi dào, đồng thời sâm Ngọc Linh còn chứa nhiều khoáng chất quý, nên nó giúp chúng ta bổ sung nhiều dưỡng chất tốt.
Theo BS Lan, nhờ các khoáng chất hiếm mà sâm Ngọc Linh chỉ thích hợp trồng tại đỉnh núi Ngọc Linh thuộc hai tỉnh Quảng Nam và Kon Tum.
Đặc biệt, rễ của củ sâm không thể tự hút các khoáng chất, nhưng khi nó mọc ở những tán rừng rộng lớn, thì các cây cổ thụ hấp thụ các dưỡng chất này vào lá, qua quá trình trưởng thành, phần lá đó sẽ lá rụng xuống đất, điều này vô tình tạo thành lớp mùn giàu dinh dưỡng để loại sâm này có thể phát triển vượt trội.
Trong Đông y, sâm Ngọc Linh thuộc nhóm thuốc bổ khí, giúp bổ dưỡng và an thần. Loại sâm này giúp bạn tỉnh táo hơn, hỗ trợ giấc ngủ. Đặc biệt, nó rất phù hợp cho những người thường xuyên mệt mỏi hoặc hay mồ hôi.
BS Lan nhấn mạnh rằng, dù bổ dưỡng, nhưng không có loại thảo dược nào là "thần dược trị bách bệnh". Thậm chí, nếu dùng sai cách, sai người thì nó còn có thể gây hại, đối với người mắc bệnh lý tim mạch, cần cẩn trọng khi sử dụng sâm Ngọc Linh. Lượng saponin cao có thể làm tăng huyết áp, khiến tim đập nhanh hơn, gây cảm giác mệt mỏi.
BS Lan cảnh báo, sâm Ngọc Linh thật thực tế có số lượng rất ít và giá trị cao, nên trên thị trường thường xảy ra tình trạng mua phải sâm Ngọc Linh giả hoặc sản phẩm kém chất lượng.
Cũng có thể bạn mua được sâm thật nhưng củ sâm này đã bị người ta chiết xuất và rút hết dưỡng chất, chỉ còn lại phần "xác sâm".
Một số gian thương vì lợi nhuận mà làm giả sâm Ngọc Linh. Có thể dùng các loại củ khác nhau như củ cải hay một số loại củ khác để làm giả, điều này tiềm ẩn nguy cơ ngộ độc khi sử dụng.
Rượu ngâm kém chất lượng hoặc không đảm bảo vệ sinh, cũng như không có xuất xứ rõ ràng, có thể gây nguy cơ nghiêm trọng đến sức khỏe.
Để đảm bảo chất lượng, người tiêu dùng cần lựa chọn địa chỉ uy tín và kiểm tra kỹ lưỡng trước khi mua sản phẩm.
Để hồ sơ của bạn được xác thực, bạn phải đáp ứng đủ những bước sau đây: