Cháo tôm hùm là một loại cháo ngon và bổ dưỡng, đồng thời nó còn dễ tiêu hóa, nên các bậc cha mẹ có thể thêm món ăn này vào thực đơn của trẻ.
Tôm hùm là một thực phẩm cung cấp nguồn dinh dưỡng dồi dào, chứa nhiều vitamin B12, đồng và selen, giúp củng cố hệ miễn dịch và hỗ trợ quá trình phát triển của trẻ. Bên cạnh đó, tôm hùm còn giàu chất đạm và omega-3, đây là những thành phần cần thiết giúp phát triển não bộ của trẻ.
Tuy nhiên, khi cho trẻ ăn tôm hùm, bạn nên cho ăn một lượng nhỏ, sử dụng tôm hùm chất lượng. Không được cho trẻ ăn quá nhiều tôm hùm. Loại hải sản này có lượng natri cao, không tốt cho trẻ nếu tiêu thụ quá nhiều. Ngoài ra, tôm hùm cũng là một thực phẩm có thể gây dị ứng hải sản. Vì vậy, bạn chỉ cho trẻ làm quen với lượng tôm hùm nhỏ, sau đó xem xét và theo dõi phản ứng của trẻ, nếu trẻ không có vấn đề gì, thì bạn có thể cho trẻ ăn theo liều lượng khuyến cáo.
Để nấu những tô cháo tôm hùm vừa ngon vừa bổ dưỡng cho bé yêu, bạn có thể tham khảo cách sau:
Nguyên liệu:
Cách làm:
Nguyên liệu:
Cách làm:
Tôm hùm là một loại động vật có vỏ, mà nhóm thực phẩm này thường gây dị ứng. Nên tôm hùm cũng có thể gây phản ứng dị ứng cho trẻ, vì thế, nếu gia đình bạn có người bị dị ứng với hải sản, hoặc không an tâm khi cho trẻ ăn tôm hùm thì bạn có thể tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi cho trẻ sử dụng.
Bạn cần chờ trẻ phát triển, ổn định, rồi cho trẻ thử với một lượng tôm hùm nhỏ, rồi xem xét xem trẻ có bị dị ứng không.
Khi nấu cháo tôm hùm cho bé, mẹ cần lưu ý những điểm sau để đảm bảo an toàn:
Ưu tiên chọn tôm còn sống hoặc mới được đánh bắt về, những con tôm hùm đang bơi lội linh hoạt là những con tôm ngon, để đảm bảo vệ sinh thực phẩm. Tránh sử dụng tôm đã chết, hoặc có mùi hôi hoặc không rõ nguồn gốc.
Vì tôm hùm là hải sản có nguy cơ gây dị ứng cho một số người có cơ địa nhạy cảm. Nên bạn hãy giới thiếu để bé làm quen với một lượng thật ít, rồi nếu trẻ không bi dị ứng thì cho thể thêm liều lượng theo hướng dẫn của bác sĩ. Không nên trong lần đầu mà cho trẻ ăn quá nhiều tôm hùm nhé.
Rửa sạch vỏ tôm bằng bàn chải mềm, vừa chải vừa rửa dưới nước sạch để loại bỏ bụi bẩn và tạp chất có trên vỏ tôm. Khi nấu cháo, bạn cần đảm bảo tôm hùm đã được nấu chín hoàn toàn để tiêu diệt vi khuẩn, như vậy sẽ đảm bảo an toàn khi dùng, bạn có thể luộc chín tôm hoặc hấp tôm, sau đó thêm vào nồi cháo sau.
Nếu trẻ đã lớn, có thể nhai nuốt rồi thì bạn có thể cắt nhỏ tôm hoặc xay nhỏ tôm đều được, việc xay nhuyễn cháo sẽ giúp trẻ ăn dễ dàng hơn, cũng như giúp ích cho hệ tiêu hóa, giúp món cháo dễ tiêu hóa và dễ hấp thu hơn.
Mặc dù tôm hùm ngon và giàu dưỡng chất, nhưng bạn cũng chỉ nên cho trẻ ăn một lượng vừa đủ, đồng thời cần cho trẻ ăn nhiều món ăn khác nhau được nấu từ nhiều thực phẩm khác nhau như cá, thịt, trứng, rau xanh, củ quả,... để tăng cường dinh dưỡng cho bé cũng như giúp bữa ăn thêm hấp dẫn, tăng hương vị.
Mỗi bé có tốc độ phát triển và khả năng thích nghi với thực phẩm khác nhau. Vì vậy, các công thức cháo tôm hùm chỉ mang tính chất tham khảo. Các bậc phụ huynh nên linh hoạt điều chỉnh cách chế biến và khẩu phần sao cho phù hợp với nhu cầu của con. Khi nấu cháo cho trẻ bạn cần:
Khi cho trẻ ăn tôm, bạn cần tách lấy phần thịt tôm, mang đi đi xay nhuyễn, rồi cho vào súp hoặc cháo loãng, hoặc nấu cháo xong bạn mang đi xay mịn. Lượng tôm chỉ nên khoảng 5 - 10g mỗi bữa để bé thích nghi với hương vị của tôm.
Cách sơ chế tôm thì ở độ tuổi nào cũng làm tương tự, tôm tươi sống cần mang đi bóc vỏ, bỏ đầu, bỏ đuôi và đường chỉ đen trên lưng tôm, sau đó rửa sạch rồi băm nhuyễn hoặc thái nhỏ tùy vào món ăn hay độ tuổi của trẻ để tránh nguy cơ hóc nghẹn. Ngoài cháo, bạn có thể chế biến thêm nhiều món ăn khác.
Ở độ tuổi này, lượng tôm cho trẻ thưởng thức khoảng 10 - 30g mỗi bữa. Bạn có thể cắt tôm thành miếng lớn, và cho trẻ ăn, như thế trẻ sẽ cảm nhận được vị ngon từ tôm rõ rệt, và có thể sẽ thấy kích thích vị giác hơn.
Để hồ sơ của bạn được xác thực, bạn phải đáp ứng đủ những bước sau đây: